Trải nghiệm kết nối hệ sinh thái Apple sẽ lên tầm cao mới nhờ sản phẩm sắp ra mắt này
Apple được cho là đang có dự định đưa các tính năng Continuity độc quyền vào mẫu kính thực tế ảo sắp ra mắt, nhằm giúp việc chuyển đổi giữa các thiết bị và không gian làm việc ảo trở thành một trải nghiệm cực kì liền mạch. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nếu bạn chưa biết, thì Continuity là cách Apple khiến các thiết bị trong hệ sinh thái của hãng giao tiếp hoán đổi cho nhau, cho phép người dùng chuyển đổi giữa chúng mà không làm gián đoạn công việc họ đang làm.
Ví dụ: Khi đang làm việc trên iPad, bạn có thể dễ dàng chuyển qua MacBook hay iPhone để tiếp tục ngay nơi mà bạn đang làm dở. Các ví dụ khác về tính năng Continuity là AirPlay to Mac, Sidecar, Universal Control và Continuity Camera.
Mới đây, Văn phòng Bằng sáng chế Châu Âu đã công bố bằng sáng chế của Apple có tiêu đề “Tính liên tục của nhiều thiết bị để sử dụng với Hệ thống thực tế mở rộng (XR)”, trong đó Apple đưa ra một số ví dụ về cách họ hình dung khả năng tương tác giống như Handoff sẽ hoạt động như thế nào giữa một chiếc kính thực tế ảo và các thiết bị khác của Apple.
Trong một ví dụ, Apple đã mô tả tình huống trong đó người đeo kính xem qua email trên màn hình iPhone, một bản sao ảo của giao diện ứng dụng Email sẽ được hiển thị lên màn hình iPhone.
Sau đó, bằng một cử chỉ tay hoặc chuyển hướng nhìn, người dùng sẽ chuyển email đến một màn hình ảo lớn hơn trong môi trường của họ và tiếp tục soạn thảo thông qua camera của kính AR phát hiện chuyển động ngón tay của họ.
Trong một ví dụ khác, trong khi một bài hát đang phát trong ứng dụng đa phương tiện trên iPhone, người dùng có thể ra hiệu hoặc nhìn vào HomePod, từ đó chuyển phần phát nhạc sang loa thông minh một cách không gián đoạn. Các tác giả bằng sáng chế lưu ý: “Logic chuyển giao này có thể thông qua kết nối trực tiếp hoặc được hỗ trợ bởi máy chủ đám mây”.
Nhiều kịch bản khác cũng cho thấy mẫu kính AR của Apple có khả năng quản lý việc chuyển giao quyền điều khiển giữa các thiết bị khác trong hệ thống đáp ứng với đầu vào của người dùng dựa trên không gian ba chiều.
Apple cũng mô tả một ví dụ khác, đó là khi đang làm việc với máy Mac. Thay vì chuyển từ màn hình ảo sang màn hình thực tế bằng cách tháo kính, thiết bị đeo của Apple có thể mở rộng màn hình máy Mac, bằng cách đặt một cửa sổ phụ xung quanh từ đó mở rộng không gian làm việc của bạn.
Với những ví dụ cụ thể như bên trên, ta có thể thấy tiềm năng của mẫu kính thực tế ảo tới từ Apple có thể lớn đến tới mức nào, và công ty cũng đang đưa ra những sự phát triển rõ ràng để đảm bảo được tiềm năng ấy được phát huy.
Các rò rỉ trước đây cho biết mẫu kính AR có khả năng hoạt động độc lập mà không cần iPhone. Ngoài ra, sản phẩm sẽ chạy xrOS, một hệ điều hành mới được thiết kế dành riêng cho trải nghiệm AR/VR. xrOS sẽ bao gồm các ứng dụng iOS như Safari, Photos, Messages, Maps, Apple TV, Apple Music, Podcasts và Calendar, cũng như ứng dụng FaceTime được tùy chỉnh cho trải nghiệm thực tế ảo.
Mẫu kính thực tế ảo sẽ không đi kèm thiết bị điều khiển, thay vào đó Apple dựa vào cử chỉ tay được phát hiện bởi vô số camera trên thiết bị. Ví dụ, việc nhập liệu sẽ được thực hiện thông qua chuyển động của mắt và cử chỉ tay.
Apple vẫn đang lên kế hoạch ra mắt phiên bản đầu tiên của thiết bị đeo thực tế ảo của hãng, có khả năng được gọi là Reality Pro tại WWDC vào tháng 6 năm nay, với sản phẩm được giao sớm nhất vào cuối năm 2023.
Bạn có mong đợi mẫu kính thực tế ảo tới từ Apple?
Nếu thích hệ sinh thái của Apple, mời bạn tham khảo dòng iPhone 14 mới nhất năm nay tại TechOne cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn bằng cách nhấn vào các hộp sản phẩm bên dưới.